Một hiện tượng thiên nhiên hiếm có thu hút sự chú ý của du khách tại Nhật Bản khi một đám mây lớn, rực rỡ dưới ánh hoàng hôn, xuất hiện trên đỉnh núi Phú Sĩ của Nhật Bản mang hình dáng một con rồng lửa bay lượn trên bầu trời.
Khi ánh mặt trời cuối ngày chiếu rọi, những đám mây trên đỉnh núi biểu tượng của Nhật Bản đã tạo nên hình ảnh ngoạn mục, khiến nhiều người liên tưởng đến một con rồng rực cháy, như bước ra từ câu chuyện thần thoại. Các du khách đã kịp thời ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này, sau đó nhanh chóng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội.
Video ghi lại cảnh tượng này thu hút lượng lớn người xem và lượt tương tác trên mạng xã hội. Nguồn: @touyoui.
Một video ghi lại cảnh tượng này đã trở nên viral trên mạng xã hội, thu về hơn 10.000 lượt chia sẻ và 3,9 triệu lượt xem chỉ sau vài giờ đăng tải.
Để tránh bị nhầm lẫn là sản phẩm của AI (trí tuệ nhân tạo), nhiều người đã chụp lại hiện tượng từ nhiều góc độ, khẳng định đây là một tác phẩm hoàn toàn của thiên nhiên.
Cư dân mạng Nhật Bản liên tưởng đến hình ảnh thần rồng Shenron trong bộ anime huyền thoại 7 viên ngọc rồng. Nguồn ảnh: MSnews.
Sự xuất hiện của đám mây hình rồng cũng mang đến cảm xúc đặc biệt cho cộng đồng mạng. Nhiều người xem đây như một điềm báo tốt lành cho năm 2024 – năm con rồng, bày tỏ hy vọng về những thay đổi tích cực trong năm mới.
Không dừng lại ở đó, cư dân mạng Nhật Bản còn liên tưởng đến hình ảnh thần rồng Shenron trong bộ anime huyền thoại 7 viên ngọc rồng. Họ hài hước cho rằng ai đó đã thu thập đủ bảy viên ngọc và triệu hồi thần rồng để thực hiện điều ước.
Một số người chỉ ra sự giống nhau với bức tranh nổi tiếng “Rồng bay trên núi Phú Sĩ” của danh hoạ Hokusai từ thời Edo. Nguồn ảnh: MSnews.
Bên cạnh những lời đùa vui, hiện tượng này còn được so sánh với bức tranh nổi tiếng “Rồng bay lên trên Phú Sĩ” của danh họa Hokusai từ thời Edo. Hình ảnh rồng lửa trên nền núi Phú Sĩ không chỉ gợi lên vẻ đẹp siêu thực mà còn kết nối với văn hóa và nghệ thuật truyền thống Nhật Bản.
Ông Nguyễn Lâm – Phó Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi cho biết: “Thời gian qua, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thành phố Quảng Ngãi đã và đang tận dụng tối đa lợi thế để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đô thị. Đặc biệt là phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng sản phẩm nông nghiệp gắn với làng nghề và du lịch nông thôn.
Thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp như: tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu tập thể, phát triển sản phẩm OCOP, nâng cao thu nhập cho người dân”.
Thành phố Quảng Ngãi đã thực hiện chuyển đổi 70ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau, màu các loại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng sản lượng rau của địa phương đạt 48.750 tấn/năm, vùng sản xuất rau tập trung tại các xã: Nghĩa Hà, Nghĩa Dũng, Tịnh Long, Tịnh Châu, với các chủng loại rau chủ yếu: rau ăn lá, rau ăn quả và các loại rau gia vị. Trong đó, vùng sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP có diện tích canh tác 17,97ha.
Các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn cũng phát triển mạnh, nhất là các mô hình nuôi gà thả đồi, gà thả vườn cho giá trị kinh tế cao và ổn định. Thành phố Quảng Ngãi đã thực hiện các dự án cải tạo đàn bò lai, chăn nuôi thâm canh bò lai sinh sản và bò thịt chất lượng cao, đến nay tỷ lệ bò lai đạt 92,5% so với tổng đàn.
Gắn nông nghiệp với du lịch
Những năm qua, thành phố Quảng Ngãi quan tâm, hỗ trợ người dân xã Nghĩa Hà hình thành vùng trồng hoa tập trung gắn với du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm. Từ đó, Nghĩa Hà trở thành địa chỉ du lịch mới, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi. Nhờ đó, người nông dân vùng trồng hoa xã Nghĩa Hà cũng phấn khởi hơn trong tăng gia sản xuất, kiếm thêm thu nhập từ việc bán hoa cho khách tham quan.
Năm 2022, thành phố đã đầu tư 4 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật làng hoa Nghĩa Hà với diện tích 10ha; xây dựng 5 nhà lồng trồng hoa (hoa đồng tiền, hoàng anh và hoa cúc) với quy mô 2.500m2.
Mô hình đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như: hệ thống tưới tiết kiệm nước, mái che giảm được ánh nắng trực tiếp trong mùa hè; chống ngã đỗ, hư hại hoa màu trong mùa mưa; giảm được côn trùng gây hại…, góp phần tạo ra vùng nguyên liệu hoa giống ổn định, chất lượng, phát triển kinh tế bền vững, tăng sản lượng, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Lâm cho hay, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã tạo thuận lợi cho người dân áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất, chăm sóc đến thu hoạch, góp phần giảm chi phí canh tác. Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng hàm lượng phân bón hữu cơ, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nghĩa Hà đã xây dựng Điểm du lịch nông thôn cánh đồng hoa Nghĩa Hà, thu hút hơn 4.500 lượt khách tham quan mỗi năm. Hợp tác xã cũng là đơn vị chủ công trồng 12.000m2 hoa cúc phục vụ du khách tham quan trong dịp Tết Nguyên đán 2024; đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức sản xuất, chịu trách nhiệm liên kết với các doanh nghiệp, đại lý, thương lái trong tiêu thụ sản phẩm hoa cho người dân.
Trên địa bàn thành phố đã có nhiều mô hình trồng hoa, cây cảnh được nhân rộng tại các xã: Nghĩa Hà, Tịnh Ấn Tây…; rau an toàn tại các xã Nghĩa Hà, Tịnh Long, Tịnh Châu, Nghĩa Dũng…; mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An.
“Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất – tinh thần của người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn giàu bản sắc văn hóa, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp và phát triển bền vững, thành phố Quảng Ngãi sẽ tập trung thực hiện các giải pháp, rà soát, tham mưu cơ chế, phương thức tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; khuyến khích người dân kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái, du lịch nông thôn. Đồng thời xây dựng chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đô thị, góp phần phát triển kinh tế bền vững hơn”, ông Nguyễn Lâm – Phó Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi chia sẻ.
Từng là Kinh đô của triều đại nhà Nguyễn, Huế được xem là thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời nhất ở nước ta. Mời độc giả cùng Dân Việt chiêm ngưỡng vẻ đẹp xứ Huế nhìn từ camera bay, đặc biệt khi địa phương này vừa được Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huếtrực thuộc trung ương.
Ngày nay, Thừa Thiên Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam. Festival Huế lần đầu được tổ chức vào năm 2000, với sự thành công ngoài mong đợi, Thành phố Huế đã quyết định 2 năm sẽ tổ chức một lần.Huế ngoài nổi tiếng với núi Ngự hùng vĩ soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng nên thơ và các di tích cổ xưa của các triều đại vua chúa thì Huế còn được biết đến với nhiều bãi biển đẹp cho những ai thích du lịch.
Vừa qua, vào ngày30/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với 458/461 đại biểu tham gia (chiếm 95,62% đại biểu tham gia).
Theo nghị quyết, thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là hơn 4.900 km2 và quy mô dân số là khoảng 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông.
Tạo hóa đã ban tặng cho Thừa Thiên Huế một địa hình khá độc đáo. Nhìn từ trên cao, toàn tỉnh như một công viên lớn, phong phú, đa dạng. Nơi đây hội tụ núi đồi và đồng bằng, là nơi gặp nhau của nhiều con sông, đầm phá và biển.
Khu di tích này là công trình có quy mô đồ sộ nhất lịch sử Việt Nam với thời gian xây dựng kéo dài trong nhiều năm với hàng vạn người thi công cùng các hoạt động lấp sông, đào hào, đắp thành, bên cạnh đó là khối lượng đất đá khổng lồ lên tới hàng triệu mét khối.
Kỳ đài Huế là công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế, nằm ở phía trong mặt tiền kinh thành, trước Ngọ Môn, theo hướng Nam, ở khoảng giữa hai cửa Ngăn và cửa Quảng Đức, trên pháo đài Nam Chánh. Cùng với những thăng trầm của Kinh thành Huế, Kỳ đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Trên đỉnh cột cờ còn có một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu.
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng Tự Đức như một bức tranh sơn thủy tuyệt mỹ, được liệt vào một trong những công trình đẹp nhất thế kỷ XIX.
Lầu Tàng Thơ là một trong những thư viện lớn của triều Nguyễn được xây dựng vào mùa hè năm 1825, dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), là kho lưu trữ nhằm mục đích xử lý các thông tin liên quan đến việc điều hành quốc sự và lưu trữ tư liệu cho việc viết sử sách. Lầu nằm trên một hòn đảo hình chữ nhật (diện tích khoảng 30m x 50m), ở giữa hồ Học Hải (hồ hình vuông, vốn là một đoạn trong dòng chảy cũ của sông Kim Long, được nắn lại dưới thời vua Gia Long, phần đảo nổi giữa hồ được sử dụng làm kho thuốc súng và diêm tiêu). Hòn đảo này nối với đất liền bằng một cây cầu xây bằng gạch và đá ở bờ hồ phía tây, bốn mặt xây tường gạch thấp.
Lúc mới thành lập, trường chỉ là những dãy nhà tranh vốn là trại lính thủy quân được cải tạo lại. Tường rào phía trước mặt trường được xây bằng gạch đỏ sậm. Năm 1915, trường Quốc Học được xây dựng lại, những dãy nhà tranh được phá bỏ thay thế vào đó là hai dãy nhà lầu xây gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu, về cơ bản kiến trúc đó được duy trì đến ngày nay.Hơn 120 năm thành lập, trường Quốc Học là ngôi trường nổi tiếng nhất của Huế khi nhiều nhà lãnh đạo từng theo học như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cầu Trường Tiền là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là công trình ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững. Người dân xứ Huế quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cây cầu có 6 nhịp và 12 cài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài khoảng 400 m tính từ hai mố, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài của Trường Tiền khoảng 453 m, lòng cầu rộng 6 m.
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Theo dấu thời gian, chùa Thiên Mụ đã trải qua bao lần trùng tu. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông cho đúc Đại hồng chung nặng hơn 2 tấn, là chiếc chuông lớn thứ nhì ở Việt Nam (chỉ sau chuông Cổ Lễ ở tỉnh Hà Nam). Chuông được coi là bảo vật của chùa và đã đi vào ca dao như một nét đẹp của xứ Huế êm đềm và sâu lắng.
Nhà thờ Phủ Cam là một công trình giàu tính biểu đạt, mặt đứng như một cuốn kinh thánh mở rộng, mặt bằng xây dựng mang dạng một Thánh giá: đầu Thánh giá hướng về phía nam, chân Thánh giá hướng về phía bắc và ở gần đầu hơn, hai bên vươn ra hai cánh Thánh giá. Tổng thể các đường nét, nhà thờ như hình tượng một con rồng vươn thẳng lên trời, vừa mạnh mẽ vừa thanh thoát nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo.
Phố cổ Bao Vinh (Huế) vốn từng là một khu phố trong cảng thị Thanh Hà – Bao Vinh, được hình thành từ đầu thế kỷ 17. Ngày nay, tuy đã bị phai mờ theo thời gian nhưng hình hài phố cổ này vẫn giữ được nguyên vẹn bởi những nét xưa cũ. Những ngôi nhà bé nằm nép mình bên những ngôi nhà cao tầng tạo nên cảnh sắc độc đáo không giống bất cứ nơi nào.
Cách TP Huế chưa tới 10 km, làng Thanh Tiên vốn nổi tiếng với nghề làm hoa giấy có truyền thống hơn 300 năm tuổi. Làng cũng nằm trong danh mục các nghề thủ công từ thế kỷ 16-19 của Đại Nam nhất thống chí. Cứ đến gần Tết là nhà nhà trong làng lại tập trung làm hoa. Theo những nghệ nhân trong làng, dịp gần Tết như thế này thì làng hoa sẽ tất bật và hối hả hơn.
Nơi này cũng là 1 trong 12 đầm phá biểu tượng cho khu vực miền Trung của Việt Nam. Vị trí của đầm cũng rất đặc biết khi nằm ở khối núi Hải Vân – Bạch Mã, ngay ranh giới hai miền khí hậu Bắc và Nam. Vì thế nhiệt độ của đầm dao động trong khoảng từ 18–31 °C. Cũng sẽ khá mát mẻ vào buổi sáng tinh mờ hoặc tờ mờ tối – Những khoảng thời gian lý tưởng để tham quan Đầm Lăng Cô.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng xem xét bổ sung sân bay Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
“Đã nghiên cứu, thẩm định nhiều khâu”
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Kon Tum, việc quy hoạch sân bay đã lấy ý kiến và được sự đồng thuận của tám bộ ngành và ba địa phương lân cận. Các yếu tố về kỹ thuật hàng không, khí tượng thủy văn… đều đã được nghiên cứu tính toán đảm bảo. Dự án đã được thẩm định qua nhiều khâu, nhiều cơ quan chuyên môn.
Ông Phan Mười, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Kon Tum, khẳng định việc xây dựng sân bay hài hòa với việc phát triển đô thị Kon Plông kết hợp với nhu cầu hàng không, giúp tăng trưởng hàng không, du lịch, hình thành các khu đô thị mới.
“Doanh nghiệp nắm được thị hiếu, nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước để lên phương án đầu tư hiệu quả. Trong đó tiềm năng của Kon Tum là vùng Kon Plông còn nhiều rừng nguyên sinh. Nhà đầu tư đã có phân tích, đánh giá đầu tư song song với giữ rừng, phát triển du lịch dưới tán rừng”, ông Mười chia sẻ.
UBND tỉnh Kon Tum cho biết Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch Măng Đen với mục tiêu phát triển thành khu du lịch quốc gia. Lượng khách du lịch tới Măng Đen dự báo đạt khoảng 2 triệu lượt vào năm 2030 và đạt 5 triệu lượt đến năm 2045.
Một lãnh đạo của Hội Du lịch Măng Đen cũng cho rằng rất mong chờ và ủng hộ sớm triển khai dự án này để thúc đẩy phát triển ngành du lịch địa phương. Theo hội này, thời gian qua du khách Hà Nội và TP.HCM muốn đến Măng Đen phải bay qua Pleiku và đi ô tô khoảng 100km.
“Dù cự ly không quá dài nhưng do đường đèo dốc quanh co, chênh lệch độ cao lớn nên rất nhiều du khách mệt mỏi, kiệt sức khi tới điểm đến. Nếu có sân bay ngay Măng Đen sẽ tăng sức hấp dẫn với du khách, đồng thời tăng sức hút các dòng vốn vào đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ tại Măng Đen”, vị này nói.
Vẫn còn nhiều tranh cãi
Tuy nhiên nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng việc đầu tư sân bay tại Măng Đen sẽ ảnh hưởng môi trường, cảnh quan khu vực. Theo một số chuyên gia, cần giữ nguyên trạng rừng Măng Đen để phát triển du lịch bền vững, thân thiện với môi trường.
“Măng Đen là thị trấn nhỏ, quy mô dân số không cao, việc đầu tư sân bay có thể dẫn tới lãng phí, kém hiệu quả”, một chuyên gia khuyến cáo.
Nhiều bạn đọc của Tuổi Trẻ cũng cho rằng thay vì đầu tư thêm sân bay, có thể dùng nguồn lực này đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 14 và quốc lộ 24 từ TP Pleiku đến Măng Đen theo tiêu chuẩn đường cao tốc để khai thác hiệu quả sân bay Pleiku. Trên thực tế, cự li di chuyển từ TP Pleiku tới Măng Đen chỉ là 100km với thời gian hai giờ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Ngọc Tuấn – chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum – cho hay việc đánh giá hiệu quả dự án sân bay Măng Đen phải xem xét trong tổng thể khu du lịch quốc gia Măng Đen. Trong đó sân bay là động lực phát triển cho khu du lịch quốc gia và sự phát triển của khu du lịch sẽ thu hút du khách đến Măng Đen.
“Nếu tách riêng sân bay khỏi quần thể khu du lịch để xem xét đầu tư sẽ không hiệu quả và Nhà nước cũng không đầu tư” – ông Tuấn nói và khẳng định cơ quan chuyên môn và tư vấn đã khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng khi chọn địa điểm để không ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường và diện tích rừng tự nhiên tại Măng Đen.
Dự án này dự kiến được đầu tư theo phương án đối tác công – tư, trong đó ngân sách tỉnh chỉ chi một phần rất nhỏ để giải phóng mặt bằng. Cũng theo ông Tuấn, địa phương và nhà đầu tư cũng đã nghiên cứu phương án tận dụng sân bay Pleiku nhưng không khả thi. Nhà đầu tư định hướng phát triển du lịch chất lượng cao, đón dòng khách nghỉ dưỡng cao cấp.
“Do đó việc di chuyển cự ly 100km trên đường đèo dốc sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm du khách, giảm sức hấp dẫn của điểm đến”, ông Tuấn khẳng định.
Quy hoạch sân bay trên đất rừng sản xuất
Theo đề án nghiên cứu vừa được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng, sân bay dự kiến được đặt tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nằm hoàn toàn trên khu vực đồi núi với diện tích khoảng 350ha.
Việc đầu tư sân bay Măng Đen cần khoảng 4.900 tỉ đồng, chủ yếu huy động từ nhà đầu tư qua phương thức đối tác công – tư.
Theo tìm hiểu, khu vực được quy hoạch sân bay này đang là vùng rừng trồng sản xuất và không có khu dân cư, do Công ty lâm nghiệp Kon Plông đang quản lý.
Sân bay Pleiku cách Măng Đen chỉ 100km
Sân bay Pleiku cách Măng Đen 100km, công suất thiết kế khoảng 600.000 lượt hành khách/năm, chủ yếu khai thác hai đường bay kết nối Hà Nội và TP.HCM với tần suất 6 chuyến đi và 6 chuyến đến/ngày.
Theo đại diện sân bay này, ngoại trừ một số thời điểm kinh tế sôi động, lượng khách phục vụ đạt trên 1 triệu lượt khách/năm, lượng khách qua lại sân bay này chỉ quanh mức trên 600.000 khách/năm. Trước đây các hãng hàng không từng cố gắng mở thêm đường bay Pleiku – Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng… nhưng chỉ được một thời gian rồi dừng lại vì lượng khách đi lại không nhiều.
Mùa Giáng sinh năm nay sẽ là kỳ nghỉ lễ cuối cùng mà Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng vợ mình dành thời gian ở Nhà Trắng. Cả hai đã trang trí nơi đây với những đồ dùng vui tươi, gợi cảm giác bình yên và thắp sáng mùa lễ hội.
Hãng tin AP cho biết Nhà Trắng được trang hoàng với một cây thông Noel cao khổng lồ, bao quanh là vòng quay ngựa gỗ kiểu công viên giải trí, những chiếc chuông màu đồng, chuông xe trượt tuyết dọc hành lang và trần nhà được thiết kế mô phỏng cảnh tuyết rơi.
Gia đình của các thành viên trong đội Vệ binh quốc gia do Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden mời đến trở thành những người đầu tiên trong công chúng được chiêm ngưỡng các trang trí này.
Chủ đề của các trang trí năm đây là “mùa của sự bình yên và ánh sáng”.
Bà cũng phát biểu tại một sự kiện riêng để cảm ơn các tình nguyện viên đã giúp đỡ khối lượng công việc khổng lồ trong công tác trang trí bên trong và ngoài Nhà Trắng.
“Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của các bạn. Thật tuyệt vời khi được chứng kiến không gian nơi đây biến hóa qua từng năm dưới bàn tay của mọi người”, bà nói.
Hơn 300 tình nguyện viên đã dành tuần vừa qua để trang trí những khu vực công cộng ở Nhà Trắng.
Nơi đây đã được trang hoàng với 83 cây thông Noel, hơn 28.000 quả cầu trang trí, hơn 2.200 chim bồ câu giấy và khoảng 165.000 bóng đèn được sử dụng trên các vòng hoa, dây trang trí và các vật dụng trang trí khác.