Tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam và thành phố Đà Lạt là 1 trong 10 địa phương được chọn thí điểm triển khai mô hình này.
Địa phương này thực hiện như thế nào để vừa gia tăng giá trị sản phẩm du lịch kinh tế đêm, vừa bảo tồn các giá trị văn hóa, hướng đến phát triển thành phố di sản, báo Dân trí có cuộc trao đổi với ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
Xây dựng “bản đồ” kinh tế đêm vùng nội ô
Thành phố Đà Lạt là một trong những địa phương có lượng khách du lịch lớn và thống kê vào năm 2023, thành phố đón 8,3 triệu lượt khách trong, quốc tế. Vậy, để phát triển kinh tế ban đêm, thời gian qua địa phương đã có những giải pháp như thế nào, thưa ông?
– Với điều kiện sinh thái và nhân văn của thành phố Đà Lạt, địa phương có nhiều điều kiện để phát triển đa lĩnh vực về du lịch. Để thu hút du khách, thời gian qua UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch thí điểm mô hình kinh tế đêm.
Đây là một trong những nội dung thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. UBND Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch rất sát, rất phù hợp với điều kiện hiện nay cũng như tầm nhìn dài hạn.
Thông qua việc phát triển thí điểm kinh tế đêm, tỉnh Lâm Đồng xác định một số vị trí quan trọng cho hiện tại và tương lai ngay khu vực trung tâm thành phố cũng như vùng lân cận.
Thời gian qua, nhiều du khách đánh giá cao việc tổ chức chặt chẽ, có lộ trình chu đáo, nội dung sản phẩm cụ thể của địa phương. Đà Lạt thực hiện kinh tế ban đêm không đơn thuần mua sắm, ẩm thực mà việc thực hiện phải phù hợp với nhân văn, văn hóa người Đà Lạt. Các kế hoạch phát triển nhằm giúp du khách thỏa mãn kinh tế ban đêm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần.
Vấn đề thứ 2 là các cung đường để kết nối về kinh tế ban đêm, hiện thành phố Đà Lạt đã cân đối rất sát để đảm bảo vừa phát triển kinh tế ban đêm vừa đảm bảo an toàn giao thông.
Vấn đề thứ 3 là du khách không mất thời gian di chuyển nhiều. Ví dụ, khu chợ đêm, phố đi bộ khu Hòa Bình, Trần Quốc Toản, những điểm về sản phẩm kinh tế ban đêm, các quán cà phê, điểm âm nhạc… đều có sự liên kết, gần nhau để khách trải nghiệm.
Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024 (từ ngày 31/5 đến 7/6), địa phương đã đón trên 430.000 lượt du khách, vượt so với con số dự kiến. Đó là điều thể hiện du khách rất yêu mến Đà Lạt. Chúng tôi bước đầu thí điểm kinh tế đêm và đã đạt được những thông tin, phản ánh rất tốt từ du khách, từ những người yêu Đà Lạt.
Đưa công nghiệp văn hóa vào khung “8 giờ vàng”
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay “8 giờ vàng”, tức hoạt động kinh tế từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau ở thành phố Đà Lạt còn bỏ trống. Vậy ông có ý kiến, chia sẻ gì về vấn đề này?
– Ở vấn đề này, cũng như các chuyên gia, đơn vị quản lý nhà nước địa phương đã nhận thấy. Bởi vì, kinh tế ban đêm là những đường phố hoạt động không ngưng nghỉ. Đối với khung “8 giờ vàng” buổi đêm, đây là khoảng thời gian du khách vui chơi, tiêu tiền và bỏ chi phí lớn hơn so với chi phí họ bỏ ra ban ngày.
Trong điều kiện cụ thể của thành phố Đà Lạt, những người trực tiếp phục vụ các nhu cầu về kinh tế ban đêm còn có những hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và định hướng những sản phẩm cho “8 giờ vàng”.
Tôi nghĩ “8 giờ vàng” của Đà Lạt sẽ tập trung vào các sản phẩm mang lại văn hóa tinh thần, âm nhạc, công nghiệp văn hóa sẽ khai thác một lực lượng du khách. Bởi vì, hiện nay du khách trẻ đến Đà Lạt rất đông và thành phố cần có sản phẩm ở “8 giờ vàng” để phục vụ nhóm này.
Trong thời gian tới, sau khi kết thúc thí điểm, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ chỉ đạo thành phố Đà Lạt phối hợp cùng các nhà đầu tư, các nguồn lực xã hội, những doanh nghiệp quan tâm để có những sáng kiến, tạo ra những sản phẩm mới. Đây sẽ là những sản phẩm “không đụng hàng” để giữ chân du khách.
Đà Lạt đã được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc) trao thư xác nhận chính thức gia nhập “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc” vào năm 2023. Vậy ông có chia sẻ gì về việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực âm nhạc trong thời gian tới?
– Đà Lạt được UNESCO công nhận không chỉ cho Đà Lạt mà đây là thành quả của cộng đồng, của nhân loại. Đây cũng là thương hiệu văn hóa đầu tiên ở Việt Nam và trong 50 thành phố sáng tạo trên toàn thế giới.
Thành phố Đà Lạt là một trong những nơi có cảnh quan thiên nhiên, có văn hóa, nhân văn cao, tạo ra nguồn cảm hứng rất lớn đối với việc sáng tác âm nhạc nói riêng, công nghiệp văn hóa nói chung. Do đó, cuối tháng 6 này, chúng tôi sẽ công bố quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia vào lĩnh vực công nghiệp văn hóa, lĩnh vực du lịch.
Tỉnh Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư trong và ngoài nước xem xét cảnh quan, rà soát điều kiện thực tế và trên cơ sở năng lực hiện có của nhà đầu tư sẽ đề xuất thực hiện các dự án phù hợp. Trong đó thu hút các dự án về âm nhạc để thành phố liên tục đổi mới, sáng tạo, xứng tầm với một thành phố được UNESCO công nhận.
Phát triển để bảo tồn di sản
Thành phố Đà Lạt định hướng phát triển đô thị di sản, vậy việc tổ chức hoạt động sản phẩm du lịch kinh tế đêm liệu có ảnh hưởng đến không gian văn hóa, kiến trúc?
– Đối với thành phố Đà Lạt, 2 lĩnh vực này sẽ đi theo hướng bảo tồn – phát triển, phát triển – bảo tồn và không được để xảy ra xung đột giữa các yếu tố di sản.
Là thành phố sáng tạo toàn cầu lĩnh vực âm nhạc, tôi nghĩ rằng khi Đà Lạt tổ chức các sản phẩm kinh tế đêm sẽ tạo ra sự cộng hưởng rất quan trọng để phát triển.
Đô thị di sản ở đây là vừa bảo tồn cái cũ nhưng vừa phát huy cái mới. Cách đây 100 năm, thành phố Đà Lạt là một trong những đô thị rất trầm lắng và âm nhạc sau này đã kết hợp, tạo nên đô thị với bản sắc độc đáo.
Do vậy, Đà Lạt hướng đến là đô thị vừa cổ kính, vừa nhân văn, vừa cảnh quan dựa trên những âm thanh, âm nhạc. Như thế sẽ tạo nên không gian lãng mạn giúp du khách trải nghiệm toàn bộ di sản văn hóa, thiên nhiên cũng như di sản kiến trúc. Sự kết hợp sẽ tạo cộng hưởng, hài hòa để tất cả cùng phát triển và đây là một trong những tôn chỉ, mục đích của UNESCO.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Kinh tế đêm Đà Lạt thiếu “8 giờ vàng”
Đầu tháng 6, UBND thành phố Đà Lạt phối hợp cùng Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức tọa đàm phát triển du lịch thành phố Đà Lạt. Tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo địa phương, đại diện các sở, ban, ngành cùng các chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Tại đây, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp phát triển du lịch có ý kiến cho rằng, kinh tế đêm Đà Lạt đang thiếu “8 giờ vàng”, tức các hoạt động kinh tế đêm kéo dài từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau.
Ông Duy Đoàn, đại diện Hiệp hội Công nghiệp nền tảng phân phối trực tuyến Hàn Quốc (KODPIA) tại Việt Nam đặt vấn đề: Nhiều chương trình nghệ thuật kết thúc vào 22h và sau thời gian này du khách sẽ đi đâu, sẽ làm gì?
“Đối với họ (khách du lịch) chuyện chi phí không phải vấn đề. Chúng ta đang thực sự không khai thác được “8 giờ vàng”, ông Duy Đoàn nói và cho biết thêm ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia đều có thành phố du lịch phát triển mạnh kinh tế đêm với dịch vụ ăn uống, buôn bán, vui chơi đến sáng hôm sau.
Khách đến Đà Lạt loanh quanh dạo bộ rồi về ngủ, thiếu chỗ tiêu tiền về đêm?
Đà Lạt “buồn tẻ” sau 22h vì hàng quán đóng cửa hết
Phát triển kinh tế đêm để Đà Lạt “dọn tổ đón đại bàng” đầu tư
Khai phá “mỏ vàng” ban đêm để du khách đến Đà Lạt tiêu tiền sau bữa ăn tối
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Post a Comment